Người con của núi

18.05.2017 00:00

Người con của núi

Người con của núi

                                (  Bác sỹ Thàng Văn Hùng trực tiếp khám cho người bệnh)

Sinh ra và lớn lên tại một huyện vùng cao phí tây của tỉnh Hà Giang. Vùng núi đất quanh năm phải đối mặt với những khắc nghiệt của thiên nhiên. Vào mùa khô thi có thể cả tháng không thấy bóng cơn mưa, đất đai khô cằn cây cối không thể lên được, còn vào mùa mưa chỉ cần một trận mưa thôi đất đá sạt lở, lũ quét, làm ách tắc giao thông . Từ  thành phố Hà Giang đến huyện dài 150 km. Đường qua tay áo, một bên là núi cao một bên là vực thẳm.

Đứng từ xa nhìn xuống huyện ta thấy một thị trấn nhỏ nằm chênh vênh bên sườn núi, Xã xa nhất của huyện các thị trấn 40 km.Vâng nơi tôi muốn nói đến đó là huyện Xín Mần của tỉnh Hà Giang. Nơi đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống, như dân tộc nùng, dân tộc H - Mông, Dân tộc dao, Dân tộc La Trí, …Những năm trước đây khi cuộc sống còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp , các điều kiện phúc lợi còn hạn chế, muốn đi học cấp II cấp III phải đi xa nhà, khi có bệnh chủ yếu tự chữa tại nhà, mời thầy lang, thầy mo, mổ lợn, mổ trâu để cúng… khi bệnh nặng mới đưa đến cơ sở y tế có những ca bệnh khi đến bệnh viện thì đã quá muộn.

Chứng kiến tất cả những việc đó. Một người con của quê hương  Xín Mần đã hình thành trong đầu mình một suy nghĩ. Phải cố gắng học thật tốt để sau này có thể giúp đỡ gia đình và quê hương mình.Một người thanh niên tên là Thàng Văn Hùng , sinh ngày 09/10/1974 tại thị trấn Cốc Pài huyện Xín Mần . Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em, ngay từ nhỏ anh đã ham học hỏi. Học xong cấp III anh đã sác định nghề tương lai cho minh, anh đã chọn nghề y để có cơ hội chăm sóc cho gia đình và người dân nghèo quê anh.Ngày ấy để khuyến khích đi học đại học, nhà nước luôn có các chính sách cử tuyển, xét tuyển cho các con em người dân tộc thiểu số, anh cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Với điều kiện thuận lợi như thế nhưng anh lại có một suy nghĩ, thời gian học đại học rất lâu gia đình còn khó khăn sợ  bố mẹ vất vả, anh mong  sớm quay trở lại quê hương để giúp đỡ người dân nghèo. Không phải suy nghĩ lâu anh đã quyết định đi học trung cấp y mặc cho gia đình và bạn bè can ngăn. Năm 1994 tốt nghiệp trung cấp y tế Tuyên Quang anh được nhận vào làm việc tại Trung Tâm y tế Huyện Xín Mần. Tháng 9/2002 anh tiếp tục đi học đại học y Tại Trường Đại học y Thái Nguyên. Kết thúc 4 năm học anh trở lại cơ quan công tác.  Với lòng nhiệt tình, trí thông minh và long thương người, anh đem hết khả năng và những kiến thức mà mình học được tại trường để chăm sóc phục vụ  công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Qua công việc anh đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm, anh học được rất nhiều thứ tiếng: Tiếng nùng là tiếng của dân tộc anh ngoài ra anh biết tiếng H- Mông, tiếng Dao, La Trí . Nhờ có kiến thức tốt lại hiều tiếng dân tộc anh luôn hướng dẫn người bệnh một cách tỉ mỉ, cụ thể dễ hiểu  khi nằm điều trị và trước khi ra về. Người bệnh nào cũng cảm thấy hài lòng bắt tay bác sỹ nói lời cảm ơn. Đến tháng 4/2007 theo chủ trương chung của ngành y tế, chia tách cơ cuan y tế thành 4 cơ quan: Trung tâm y tế, Phòng Y tế, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm dân số. Anh được điều về làm tại Bệnh Viện Đa khoa của huyện. Lúc đó mới chia tách kết cấu hạ tầng và các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh còn thiếu thốn. Anh cùng với các đồng nghiệp của mình luôn sát cánh bên nhau vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

          Là một bác sỹ điều trị trực tiếp tại khoa Ngoại Sản. Anh luôn phải tìm tòi học hỏi phương pháp điều trị hữu hiệu nhất. Với đồng nghiệp anh hướng dẫn tận tình. Lúc đó cán bộ mới vào nghề rất đông, bản thân tôi cũng nằm trong số đó anh hướng dẫn chúng tôi bằng cách cầm tay chỉ việc, anh luôn nhắc nhở chúng tôi: “ Các em làn nghề y là phải cẩn thận, phải nắm chắc kiến thức và quan trọng là phải có tâm, người dân ở đây họ nghèo lắm đến bệnh viện họ chỉ biết chông cậy vào bác sỹ”. Anh đi đến từng giường bệnh, hỏi thăm và khám cho từng người bệnh. Trên tay anh luôn mang theo ống nghe để khám bệnh  tránh  bỏ sót bệnh.  

Do đòi  hỏi của công việc và trí hương phấn đấu đến tháng 10/2010 anh tiếp tục đi học chuyên khoa I tại trường đại học y Hà Nội. Ngoài ra anh còn học thêm về Phẫu thuật, nội soi tai, mũi, họng . Sau  khi tốt nghiệp ra trường về cơ quan lúc đó tác riêng khoa Ngoại Tổng Hợp và  Khoa Phụ Sản. Anh được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp .Vẫn tinh thần làm việc hết lòng vì người bệnh, trách nhiệm cao với công việc, anh được lãnh đạo và đông nghiệp tín nhiệm anh được bổ nhiệm làm  Phó giám đốc phụ trách về chuyên môn vào ngày 31/8/ 2013, thêm một nhiệm vụ mới là thêm một gánh nặng.

Sáng sớm khi mọi người chưa đi làm đã thấy anh, tối muộn khi mọi người đã về hết vẫn thấy bác sỹ Hùng đi kiểm tra các khoa xem người bệnh có vấn đề gì không trước khi về.

Anh có phòng làm việc riêng lúc nào cũng thấy mở cửa nhưng anh không ngồi ở đó, những nơi anh đến là khoa phòng , buồng bệnh và phòng mổ.Có biết bao nhiêu người bệnh đã được anh cứu sông, bao nhiêu người bệnh được anh chữa khỏi,  nhiều khi  người bệnh đang đứng trước sự sống và cái chết anh vẫn bình tĩnh để xử trí, ra  y lệnh cho đồng nghiệp theo đứng quy trình để dành lại sự sống cho người bệnh. Có người đã hỏi anh rằng:’  Anh có nhớ mình đã phẫu thuật được bao nhiêu ca rồi không?” anh chỉ cười và nói rằng :” Nhiều lắm…” 

 Là ủy viên ban chấp hành Đảng ủy, Bí thư chi bộ Khối Ngoaị - Sản, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Xín Mần,Trưởng khoa Ngoại Tổng Hợp, được phân công phụ trách khoa Ngoại Tổng Hợp, Khoa Phụ Sản, Khoa Truyền Nhiễm, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, các hoạt động của Đoàn thanh niên. Với khối lượng công việc lớn như vậy, mà anh luôn điều hành và thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, xắp xếp công việc hợp lý, đồng thời cũng luôn dành thời gian nghiên cứu tài liệu và trau dồi những kiến thức đã được học để hướng dẫn, truyền đạt cho anh em bạn bè đồng nghiệp của mình làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Một bác sỹ, một người lánh đạo sáng về y đức giỏi về chuyên môn cũng như trong công tác quản lý. 5 năm liền là Đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ba năm liền được UBND huyện Xín Mần trao tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và nhiều giấy khen của ngành y tế trao tặng được ghi nhận những thành tích, sự đóng góp công sức của bản thân cho hoạt động của ngành y tế.

Với Công sức và sự cống hiến trong công tác khám chữa bệnh trong nhiều năm, anh thật xứng đáng là một người con tiêu biểu của quê hương Xín Mần xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu, thầy thuốc như mẹ hiền” và là tấm gương sáng về y đức./.

                                                                                                                                                                            Nguồn:  Bệnh viện đa khoa Xín Mần